Mùa sứa chỉ kéo dài 3 tháng, từ tháng 2 tới cuối tháng 4 dương lịch, nhưng ngần ấy thời gian đủ để thay đổi đáng kể đời sống nhiều người dân huyện đảo Cô Tô. Trong làn nước trong xanh của biển bao la, những con sứa lập lờ trôi dạt vào bờ. Cả ngày chuẩn bị tươm tất tàu thuyền, đèn pha, lưới, vợt... Khi thấy mặt biển bừng sáng với những đám sứa nổi trắng là ngư dân trên các đảo Cô Tô vồn vã đi biển. Với họ, sứa đang là “vàng trắng” của đại dương...
Mùa sứa chỉ kéo dài 3 tháng, từ tháng 2 tới cuối tháng 4 dương lịch, nhưng ngần ấy thời gian đủ để thay đổi đáng kể đời sống nhiều người dân huyện đảo Cô Tô. Trong làn nước trong xanh của biển bao la, những con sứa lập lờ trôi dạt vào bờ. Cả ngày chuẩn bị tươm tất tàu thuyền, đèn pha, lưới, vợt... Khi thấy mặt biển bừng sáng với những đám sứa nổi trắng là ngư dân trên các đảo Cô Tô vồn vã đi biển. Với họ, sứa đang là “vàng trắng” của đại dương...
"Vàng Trắng" Của Biển
Theo những ngư dân có kinh nghiệm, hễ trời đang đông lạnh mà chuyển sang ấm là báo hiệu mùa sứa đến. Cả đảo nhộn nhịp hẳn lên, sớm sớm hàng ngàn người đi mủng, đi tàu gắn máy đổ ra biển. Từ cửa Đối đến Cô Tô là một ngư trường cực lớn nhưng lúc này cũng đông đặc thuyền bè đi bắt sứa.
- hành trình Dao Co To
Cô Tô có hai loại sứa chính là sứa trắng và sứa đỏ. Sứa trắng rất nhiều, mỗi con to bằng cái nón giá 3.000-4.000đ, sứa đỏ quý hiếm thuộc hàng đặc sản, mỗi con thương lái vét tận thuyền với giá 40-50.000đ. Đồ nghề bắt sứa cũng rất đơn giản, có thể vớt bằng những cái vợt miệng rộng như cái mâm hoặc bằng những tay lưới đánh cá đơn giản...
Những Trại Sứa Bên Bờ Biển
Đi dọc bở biển ở xã đảo Thanh Lân, có thể nhìn thấy hàng chục xưởng sứa chạy dọc theo bãi biển. Cuối mùa, nhưng công việc ở đây vẫn chưa bớt phần tấp nập. Hàng ngàn lao động đang khẩn trương sơ chế những thuyền sứa được chuyển lên bờ. Chủ tịch xã Thanh Lân cho hay, năm nay, sản lượng sứa thấp, nhưng người làm sứa Thanh Lân nói riêng và Cô Tô nói chung không “mất mùa”, bởi giá sứa cuối vụ cao gấp 4 – 5 lần đầu vụ, lên tới 22 – 23 nghìn đồng. “Có thể nói, chưa năm nào thu nhập từ sứa của người Thanh Lân cao như năm nay”.
Chủ xưởng sứa Mai Công Đàm ở thôn 1 cho biết, xã đảo tiền tiêu này giờ được mệnh danh là "đảo sứa" bởi nếu toàn huyện Cô Tô có hơn 40 xưởng sản xuất sứa thì Thanh Lân chiếm phần ba. Tại đây, mùi tanh của sứa, vị mặn của biển lúc nào cũng quẩn quanh trong từng bữa ăn, giấc ngủ của dân đảo. Anh Nguyễn Văn Dũng, người nhiều năm vớt sứa biển ở Cô Tô cho hay, đi sứa là một trong những nghề dễ nhất trong tất cả những công việc đánh bắt ngoài biển.
5, 6 năm nay, nhiều gia đình Cô Tô thoát nghèo nhờ con sứa. Cô Tô được coi là “rốn sứa” với sản lượng sứa lớn gấp nhiều lần so với Thanh Hóa hay Nam Định, lại là huyện đảo sở hữa chợ cá Chiến Thắng nổi tiếng khắp vùng biển Đông Bắc, là nơi buôn bán tấp nập của tàu thuyền sau mỗi chuyến ra khơi. Người đầu tiên mở xưởng sứa ở Thanh Lân là ông Trần Thế Bảo. Giờ, cả huyện Cô Tô có gần 40 xưởng chế biến sứa, riêng ở xã Thanh Lân trước có 12 xưởng, nay còn 10 xưởng. Vào mùa, các xưởng tạo việc làm cho 100% lao động địa phương và thu hút hàng ngàn lao động từ đất liền. 3 tháng mùa sứa, thu nhập của mỗi người làm công cũng được tới 10 – 12 triệu.
Vào mùa, các xưởng tạo việc làm cho 100% lao động địa phương và thu hút hàng ngàn lao động từ các tỉnh Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương... Lao động ba tháng mùa sứa mang lại cho họ 10 - 12 triệu mỗi người. Sứa đang đem đến cho người dân Cô Tô nguồn lợi lớn, như một món quà từ biển cả. Nhưng để khai thác, chế biến sứa bền vững, người dân Cô Tô đang cần cần sự đồng hành tích cực hơn nữa của chính quyền và các cấp ban ngành hữu quan…