Trong các chuyến đi, nhiều khi điều bạn phải đối mặt không phải những khó khăn trong chuyến đi mà là những đe dọa do côn trùng như muỗi hay vắt cắn. Vậy bạn đã dắt túi cho mình những bí kíp phòng tránh chưa?
Phòng tránh đối với muỗi
Muỗi rừng sống hoang dã, thường gần gũi và rất ưa thích đốt máu người, hoạt động mạnh khi trời tắt nắng. Muỗi có thể gây nên bệnh sốt rét nguy hiểm đến tính mạng.
Hiện trên thị trường có bán nhiều loại thuốc phòng ngừa muỗi đốt mà bạn nên thoa lên da trước khi đi vào rừng như Repel 6-Ounce Sportsmen Max. Nếu không có, bạn có thể thoa chanh lên các vùng da lộ hoặc mang theo chút sả, những hương liệu này có tác dụng xua muỗi tránh xa khỏi bạn một chút.
Uống thuốc B1 trước khi đi thăm quan, da bạn sẽ tiết ra mùi thuốc khiến nhiều loại côn trùng lảng tránh. Thuốc tẩy quần áo (chlorine) thường tiết ra mùi làm cho các côn trùng không dám đến gần. Nếu bạn ngâm mình 15 phút trong bồn nước có pha khoảng nửa lon sữa bò thuốc tẩy thì côn trùng sẽ không dám tấn công bạn trong nhiều giờ.
Mặc quần áo dài tay và bịt kín các vùng hở như cổ. Khi hạ trại nghỉ ngơi, tránh các chỗ ẩm ướt, gỗ mục vì đó là nơi trú ngụ ưa thích của muỗi và nhiều loại côn trùng.
Xử lý vết cắn:
Khi bị muỗi cắn bạn nên thoa ngay chút nước muối hoặc chút vỏ chanh để sát trùng. Không dùng tay gãi làm xước vết cắn. Chỉ nên xoa nhẹ. Vết muỗi cắn sẽ rất ngứa. Một chút kem đánh răng sẽ làm dịu bớt vết rát ngứa.
Aspirin luôn được cất cẩn thận trong túi của những người đi rừng lâu ngày vì nó là thuốc để chống lại căn bệnh sốt rét cực kỳ nguy hiểm.
Phòng tránh đối với vắt
Vắt thường đi tìm mồi từ 5 đến 8h sáng hoặc 17 đến 19h tối. Chùng thường chọn nơi có nhiệt độ ấm như sau gối, đùi, bẹn, lưng, nách, cổ…để hút máu. Vắt có khả năng leo trèo trên giày, quần áo để tìm những nơi không bôi thuốc và nơi có thể chui vào cơ thể người.
Bôi thuốc chống vắt bên trong như 3M Ultrathon: cả bàn chân cho đến gối (khi thời tiết khô), thậm chí cả phần đùi cho đến hông (khi có mưa), tai, cổ và vai, cánh tay, nách. Bôi thuốc chống vắt bên ngoài: các khe buộc giây, cổ giày, tất, phần ống quần, vai áo, mũ. Bên ngoài bạn có thể dùng xịt muỗi cho dễ thao tác.
Cho ống quần vào trong tất. Dùng tất chống vắt, hay xà cạp đi rừng có bán ở các cửa hàng phục trang hành trình và mặc quần áo dày và dài tay, đeo găng, tránh để hở vùng cổ, tai là những điểm ấm trên cơ thể rất dễ bị vắt chui vào cắn. Chú ý phát hiện những con vắt bò trên quần, áo để búng đi ngay vì chúng sẽ chui vào người qua thắt lưng, nẹp áo của bạn.
Không ngồi nghỉ nơi rậm rạp, trên mặt đất, lá mục. Không đứng, ngồi lâu tại khu vực nhiều vắt. Nên chọn chỗ thoáng và mỏm đá để ngồi. Xua đuổi vắt khỏi một khu vực bằng cách quét hết lá mục, xịt thuốc muỗi, hoặc rắc muối lên mặt đất, đốt lửa-xông khói.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm của người dân ở Kontum, chỉ việc dùng muối ăn để chống vắt. Chỉ cần để 1 nhúm muối gần con vắt, nó sẽ co rúm lại một lúc rồi chết.
Xử lý vắt cắn:
Dùng đầu ngón tay miết sát da và gạt đầu nhỏ (đầu hút máu) của vắt, sau đó gạt tiếp đầu kia của vắt, rồi vẩy nó đi trước khi nó bám lại vào ngón tay bạn. Hoặc lấy vài hạt muối xoa thẳng vào chỗ vắt đang cắn, vắt sẽ lập tức nhả ra. Dùng bật lửa đốt, dùng cao bôi vào con vắt cũng khiến chúng nhả ngay.
Sử dụng bộ dụng cụ cứu sinh để rửa vết thương, dùng ngón cái ấn vào miệng vết thương cho máu tạm ngưng chảy, dính băng vào vết cắn. Sau 15 phút kiểm tra vết thương, nếu cần thay băng mới. Bật lửa và muối phải có trong túi người đi rừng.
Ngoài ra, người dân ở Kontum còn dùng muối ăn để chống vắt. Chỉ cần để 1 nhúm muối gần con vắt, nó sẽ co rúm lại một lúc rồi chết. VietSense Travel hi vọng những bí quyết trên sẽ giúp bạn có những hành trình thật an toàn và bổ ích.