Giờ thì Hà Nội với Cô Tô không xa, mặc dù về địa lý cách nhau 260km. Sau 8 giờ hành trình từ sáng sớm bằng ô tô và tàu thủy cao tốc tôi đã có mặt ở đảo Cô Tô lớn vào đỉnh trưa. Và có thể đứng dưới chân bức Tượng đài Bác Hồ tạc bằng đá granit giữa biển trời địa đầu Tổ quốc vào xế chiều. Bác đứng đó uy nghiêm lưng tựa núi gương mặt hướng ra Biển Đông bao la tay phải giơ cao vẫy chào như chở che cho vùng đất và biển trời nơi đây.
Giờ thì Hà Nội với Cô Tô không xa, mặc dù về địa lý cách nhau 260km. Sau 8 giờ hành trình từ sáng sớm bằng ô tô và tàu thủy cao tốc tôi đã có mặt ở đảo Cô Tô lớn vào đỉnh trưa. Và có thể đứng dưới chân bức Tượng đài Bác Hồ tạc bằng đá granit giữa biển trời địa đầu Tổ quốc vào xế chiều. Bác đứng đó uy nghiêm lưng tựa núi gương mặt hướng ra Biển Đông bao la tay phải giơ cao vẫy chào như chở che cho vùng đất và biển trời nơi đây.
-
Du Lịch Cô Tô
Cô Tô giờ là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh, một quần đảo khoảng 50 đảo lớn nhỏ, với 1.500 hộ dân gần 6.000 nhân khẩu, giữ vị trí chiến lược trong vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc. Đứng dưới chân Tượng đài Bác Hồ, tôi nhớ tới hai câu thơ âm vang tận cùng khảng khái:
Đất mẹ nghìn năm tự xé mình ra
Cho ta biển, cho ta trời, cho ta ngàn vạn đảo.
Hai câu thơ ấy là của nhà thơ Trần Anh Trang trong bài “Tượng Bác Hồ trên đảo Cô Tô”. Đó là hai câu thơ lớn, khẳng định một cách đanh thép về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Mỗi tấc đất, tấc trời, tấc biển đều là máu, là thịt của mẹ sinh ra. Ngay từ năm 1832, Nguyễn Công Trứ với cương vị Tổng đốc Hải An (Hải Dương - An Quảng) đã xin triều đình cho thành lập làng xã, cắt cử người cai quản. Làng đầu tiên được Nguyễn Công Trứ đặt tên là làng Hướng Hóa. Lập đồn Hướng Hóa canh phòng giặc biển.
Đứng giữa khuôn viên diện tích rộng tới 62.500m2 với các hạng mục tượng đài, đền thờ, nhà lưu niệm, ao cá, hệ thống hồ điều hòa…, lòng tôi rưng rưng hồi tưởng về Người.
Trong lần tới Cô Tô ngày 9-5-1961 Bác Hồ đã đi thăm đồng muối, bới khoai cùng nông dân trên ruộng, thăm hỏi gia đình thuyền chài. Bà con các dân tộc trên đảo quây quần quanh Người cảm động chuyện mà không nói được nên lời. Người nói: “Thủ đô Hà Nội tuy xa các đảo, nhưng Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến đồng bào các đảo và mong đồng bào đoàn kết cố gắng tiến bộ”. Yêu kính Bác, chính quyền và người dân nơi đây đã xin dựng tượng Người để ngày ngày được ở bên Người. Lúc đầu tượng Bác được dựng bán thân bằng chất liệu thạch cao, tay phải giơ lên vẫy chào như hình ảnh Người tươi cười vẫy chào nhân dân khi tới thăm đảo. Đây là bức tượng đài đầu tiên và duy nhất được Bác Hồ cho phép dựng lúc Người còn sống. Ông Nguyễn Đức Lựu một trong ba người làm bức tượng đó đang sống ở thành phố Hạ Long kể rằng, Bác Hồ đã vỗ vai Chủ tịch tỉnh bấy giờ là ông Hoàng Chính và nói vui rằng: Chú giấu tôi ở đảo Cô Tô phải không? - khi ông Chính về Hà Nội thăm Bác.
Bức tượng bán thân ấy vào đầu năm 1976 được dựng lại bằng tượng toàn thân đúc bê tông cốt thép, do nhà điêu khắc Nguyễn Văn Quế sáng tác. Năm ấy, tôi cùng hai nhà báo Trọng Thanh và Lê Bá Thuyên Chủ nhiệm Báo ảnh Việt Nam đã ra Cô Tô tác nghiệp. Vượt biển bằng tàu gỗ chạy chậm, sóng xô người nào cũng chao đảo say sướt. Cô Tô nghèo và hoang vu. Ngoài trồng lúa, hoa màu, làm muối, đánh bắt hải sản nhỏ lẻ, đã có dự án nuôi trai lấy ngọc. Bát cháo trai.
Cô Tô giờ là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh, một quần đảo khoảng 50 đảo lớn nhỏ, với 1.500 hộ dân gần 6.000 nhân khẩu, giữ vị trí chiến lược trong vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc. Đứng dưới chân Tượng đài Bác Hồ, tôi nhớ tới hai câu thơ âm vang tận cùng khảng khái:
Đất mẹ nghìn năm tự xé mình ra
Cho ta biển, cho ta trời, cho ta ngàn vạn đảo.
Hai câu thơ ấy là của nhà thơ Trần Anh Trang trong bài “Tượng Bác Hồ trên đảo Cô Tô”. Đó là hai câu thơ lớn, khẳng định một cách đanh thép về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Mỗi tấc đất, tấc trời, tấc biển đều là máu, là thịt của mẹ sinh ra. Ngay từ năm 1832, Nguyễn Công Trứ với cương vị Tổng đốc Hải An (Hải Dương - An Quảng) đã xin triều đình cho thành lập làng xã, cắt cử người cai quản. Làng đầu tiên được Nguyễn Công Trứ đặt tên là làng Hướng Hóa. Lập đồn Hướng Hóa canh phòng giặc biển.
Đứng giữa khuôn viên diện tích rộng tới 62.500m2 với các hạng mục tượng đài, đền thờ, nhà lưu niệm, ao cá, hệ thống hồ điều hòa…, lòng tôi rưng rưng hồi tưởng về Người.
Trong lần tới Cô Tô ngày 9-5-1961 Bác Hồ đã đi thăm đồng muối, bới khoai cùng nông dân trên ruộng, thăm hỏi gia đình thuyền chài. Bà con các dân tộc trên đảo quây quần quanh Người cảm động chuyện mà không nói được nên lời. Người nói: “Thủ đô Hà Nội tuy xa các đảo, nhưng Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến đồng bào các đảo và mong đồng bào đoàn kết cố gắng tiến bộ”. Yêu kính Bác, chính quyền và người dân nơi đây đã xin dựng tượng Người để ngày ngày được ở bên Người. Lúc đầu tượng Bác được dựng bán thân bằng chất liệu thạch cao, tay phải giơ lên vẫy chào như hình ảnh Người tươi cười vẫy chào nhân dân khi tới thăm đảo. Đây là bức tượng đài đầu tiên và duy nhất được Bác Hồ cho phép dựng lúc Người còn sống. Ông Nguyễn Đức Lựu một trong ba người làm bức tượng đó đang sống ở thành phố Hạ Long kể rằng, Bác Hồ đã vỗ vai Chủ tịch tỉnh bấy giờ là ông Hoàng Chính và nói vui rằng: Chú giấu tôi ở đảo Cô Tô phải không? - khi ông Chính về Hà Nội thăm Bác.
Bức tượng bán thân ấy vào đầu năm 1976 được dựng lại bằng tượng toàn thân đúc bê tông cốt thép, do nhà điêu khắc Nguyễn Văn Quế sáng tác. Năm ấy, tôi cùng hai nhà báo Trọng Thanh và Lê Bá Thuyên Chủ nhiệm Báo ảnh Việt Nam đã ra Cô Tô tác nghiệp. Vượt biển bằng tàu gỗ chạy chậm, sóng xô người nào cũng chao đảo say sướt. Cô Tô nghèo và hoang vu. Ngoài trồng lúa, hoa màu, làm muối, đánh bắt hải sản nhỏ lẻ, đã có dự án nuôi trai lấy ngọc. Bát cháo trai
Chưa năm nào như mùa hè năm nay lại đông người chương trình ra Cô Tô đến thế. Mà toàn là lớp trẻ tuổi. Chuyến xe tôi đi toàn người Hà Nội. Có lẽ là có những ngày nghỉ dài. Cứ hai giờ rưỡi có một chuyến tàu thủy cao tốc từ cảng Vân Đồn đưa hơn 130 khách ra đảo Cô Tô và ngược lại, mà phải đặt vé trước qua mạng, cũng không đáp ứng xuể. Khách sạn, nhà nghỉ cháy phòng.
So với những năm tuổi trẻ còn làm việc ở vùng mỏ thì giờ Cô Tô với tôi là một trải nghiệm mới mẻ như chưa từng thấy. Trạm Hải đăng Cô Tô là một điểm tham quan lý tưởng cho khách thăm quan để có thể ngắm nhìn toàn bộ đảo Cô Tô xinh đẹp từ trên cao. Cô Tô có nhiều bãi biển đẹp. Bãi Bác Hồ được nhiều người biết đến nhất do gần khu dân cư. Bãi biển dài và sạch sẽ, nhà cửa sầm uất, có chợ, chuỗi cửa hàng, quán xá. Bên bờ biển là một rừng thông xanh mát. Có con đường lát gạch đỏ dài khoảng 2km chạy men theo bờ cát. Người ta gọi đó là “Đường Tình yêu”. Con đường rất thơ mộng, Lữ khách có thể vừa đi dạo vừa nghe sóng vỗ cùng tiếng rì rào của hàng phi lao hai bên đường. Hoặc cặp đôi trên xe đạp đôi thong dong lướt. Nhưng đẹp và hoang sơ nhất trên đảo Cô Tô lớn là bãi Vàn Chải và bãi Hồng Vàn. Bãi Vàn Chải nằm ở phía tây đảo với bờ biển uốn cong bãi cát mịn trắng tinh. Sóng vừa đủ lớn để cho ta nô đùa thư giãn. Bãi Hồng Vàn lại mang vẻ đẹp khác với chiều dài 2km nằm ở phía đông đảo, hầu như không có tàu thuyền neo đậu, nước lặng êm ả lăn tăn như nước mặt hồ bởi có đảo Thanh Lân trải dài nằm chắn gió từ ngoài biển thổi vào. Bờ biển hoang sơ nước biển xanh và trong vắt nhìn thấu cát đáy. Có một hiện tượng vô cùng thú vị mà chỉ độc nhất ở bãi biển này có được là đến buổi chiều tối thì những con sóng đột nhiên chuyển sang màu hồng. khách thăm quan sẽ cảm thấy thích thú khi được đi chân trần trên cát, để những làn gió biển nhẹ nhàng lùa vào mái tóc trên đầu, và để những làn sóng lăn tăn vỗ về dưới chân tựa như bàn chân.
Cầu Mỵ, không phải là chiếc cầu mang tên Mỵ, mà là toàn bộ khu vực rộng đá chồi có hình dạng giống hình đuôi chuột hướng ra biển nằm phía nam đảo Cô Tô lớn với hệ thống đá trầm tích được bào mòn qua hàng vạn năm bởi nước biển tạo sinh. Các lớp đá nhấp nhô ẩn hiện trong các lớp sóng biển xanh như nhuộm phẩm. Đá xếp tầng tầng mang nhiều hình thù kỳ thú và màu sắc biến ảo dưới nắng trời tựa kính vạn hoa khiến cả khu vực lung linh như một bức tranh sống động về quá trình kiến tạo của thiên nhiên. Đây là điểm có cảnh quan kỳ vĩ nhất. Từ một điểm cao xa ngoài bãi đá ta có thể ngắm nhìn toàn cảnh quan khu vực Cầu Mỵ này và liên tưởng như đang ở bên bờ Địa Trung Hải nếu ai đã tới đó hoặc xem phim trên màn ảnh nhỏ.
Cô Tô là vùng biển đảo giàu tiềm năng để Phát triển Lữ Hành với môi trường trong lành, con người thân thiện, những bãi biển đẹp chạy dài lút tầm mắt và còn nguyên vẻ hoang sơ cùng nhiều loài hải sản quý hiếm. Về định hướng thì Cô Tô được xác định phát triển thành khu thăm quan sinh thái - nghỉ dưỡng biển đảo cấp quốc gia gắn với khu nghỉ dưỡng sinh thái biển đảo cao cấp Vân Đồn, đưa Cô Tô trở thành một trọng điểm khám phá trong quần thể hành trình Cát Bà - Hạ Long - Vân Đồn - Cô Tô - Móng Cái - Trà Cổ với đa dạng các loại hình trải nghiệm, thể thao và vui chơi giải trí cả trên biển và trên đảo. Năm 2015 này, Cô Tô tập trung xây dựng hoàn chỉnh các cơ sở hạ tầng thiết yếu đặc biệt là giao thông kết nối đảo với đất liền chất lượng cao và các công trình cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông… Những cơ sở hạ tầng đó đã có và đang đầu tư nhiều hơn lên, chất lượng tốt hơn lên cho tầm nhìn xa. Tàu thủy cao tốc đưa khách từ đất liền đến với đảo. Hơn trăm ô tô điện sẵn sàng đưa Lữ khách về khách sạn và đến từng bãi biển. Đã một thời Cô Tô nuôi trai ngọc và khai thác hải sản nhưng giờ nó chỉ còn phục vụ tại chỗ cho lữ khách mà thôi. Tôi mừng khi nghe lãnh đạo huyện đảo cho hay lượng khách thăm quan ra Cô Tô mỗi năm một tăng, từ 3.000 lượt khách năm 2010 lên gần 100.000 lượt khách năm 2014. Dịch vụ chương trình đang từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện đảo Cô Tô. Từ một huyện nghèo, nay tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 13,95% năm 2008 xuống còn 0,79% năm 2013. Đứng dưới chân tượng Bác Hồ lòng tôi bỗng đồng điệu với xúc cảm của nhà thơ Trần Anh Trang:
Sau một ngày đường biển xa xôi…
Giữa trùng khơi lại được gặp Người
Nơi ngút mắt chỉ có trời với nước
Tưởng bồn chồn cả cánh hải âu…
Bút ký của Khiếu Quang Bảo
Nguồn: hanoimoi.com.vn